[tintuc]Mang thai là một hành trình đặc biệt nhạy cảm, kéo dài đến 40 tuần của phụ nữ. Trong suốt thời gian này, thai phụ cần nắm rõ nhiều kiến thức như ăn gì, uống gì, cách sinh hoạt và chế độ ngủ nghỉ ra sao,...Điều đó thực sự quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Sau đây là những lưu ý quan trọng mà phụ nữ mang thai không thể bỏ qua.
Những điều lưu ý khi mang thai
Phụ nữ mang thai có thể gặp những vấn đề gì?
Cơ thể có những thay đổi khác nhau
- Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn có thể sẽ rất mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Ốm nghén là tình trạng mà phần lớn chị em sẽ gặp trong giai đoạn này. Ngoài ra, do lúc này tử cung chưa đẩy lên khỏi khung xương chậu nên gây sức ép tới bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên mót tiểu và mất ngủ.
- Trong 3 tháng giữa, hầu hết các hiện tượng khó chịu như nghén, mệt mỏi… đều đã đi qua.
- Trong 3 tháng cuối, cơ thể lúc này đã tăng cân nhiều ( trung bình tăng 10 - 15kgs ) làm cho mẹ bầu cảm thấy nặng nề, chân có thể bị phù lên… Mặt khác, thai nhi phát triển khiến bụng nhô cao, chèn ép lên tim, phổi khiến chị em gặp tình trạng khó thở, hụt hơi.
- Phù chân. Hãy kê chân cao khi ngủ và uống nhiều nước
- Có dịch âm đạo nhưng đừng lo trừ truờng hợp nó có mùi, màu xanh lá cây hoặc có máu
- Đổ mồ hôi nhiều hơn do sự thay đổi hormone
- Da căng ra và có thể bị ngứa khi mang thai
- Bắt đầu ngáy vì màng mũi sưng lên
- Ham muốn tình dục sẽ thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn...
Lưu ý về tình trạng ra máu âm đạo khi mang thai
Tăng cân khi mang thai
- Đối với người có chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 (cân nặng bình thường): mẹ bầu chỉ nên tăng từ 11 đến 16 kgs trong suốt thai kì. Tăng tối đa 2 kgs trong ba tháng đầu. Tăng trung bình 0,5 kgs trong mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển tốt.
- Thiếu cân (BMI < 18,5): Cần tăng từ 13 đến 18 kgs trong suốt quá trình mang thai.
- Thừa cân (BMI từ 25 đến 29,9): Cả thai kỳ, chỉ nên tăng từ 7 đến 11 kgs.
- Béo phì (BMI ≥ 30): Chỉ nên tăng từ 5 đến 9 kgs.
Kinh nghiệm mang thai lần đầu: đau đẻ
Khi ngày dự sinh đang đến gần, bạn sẽ cảm nhận càng rõ cơn co thắt đang dần diễn ra. Hãy đến bệnh viện ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường. Hãy đi bộ khi có dấu hiệu chuyển dạ vì điều này giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn đấy.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
- Vitamin bổ sung: vitamin A để tăng cường miễn dịch, ổn định thị lực, vitamin B1 giúp phòng bệnh tê phù. Vitamin B2, B12 giúp phòng bệnh thiếu máu. Vitamin B6 giúp hạn chế tình trạng nghén khi mang thai. Vitamin C giúp vững bền mạch máu, tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng. Vitamin D giúp hấp thụ canxi...
- Chất khoáng vi lượng như: sắt, kẽm, magie, iod, kali.
- Nhóm các thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu: hải sản. thịt nạc, thịt gà, cá biển. Sữa dành cho bà bầu như: Anmum, Similac Mom, EnfaMama A+,… Ngũ cốc các loại. Trái cây như: chuối, cam, táo, nho, quýt, bưởi,… Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi. Trứng gà. Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu phộng,…
- Trong 3 tháng đầu:
- Bổ sung axit folic là việc rất quan trọng giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Mỗi ngày bà bầu cần bổ sung liều lượng khuyến cáo là 400mcg axit folic.
- Trứng và rau cải bó xôi là 2 thực phẩm được khuyên nên ăn nhiều trong 3 tháng đầu mang thai vì nó có chứa nhiều choline. Chúng rất giàu olate, vitamin A và C, canxi, sắt, magiê, kali và vitamin B6. Đây là những chất cần thiết giúp thai nhi phát triển toàn diện.
- Để đối phó với những cơn ốm nghén, bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Có thể dùng gừng/ mứt gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn.
- Thực đơn trong 3 tháng giữa thai kỳ cần chú ý bổ sung chất béo tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi như chất béo từ các loại hạt: đậu phộng, đậu nành, quả bơ, dầu oliu… Bên cạnh việc đó, cần tăng cường rau xanh và trái cây để cải thiện tình trạng táo bón. Vẫn bổ sung axit folic 400mcg mỗi ngày.
- Trong giai đoạn “nước rút” ở 3 tháng cuối, mẹ bầu được khuyến cáo nạp khoảng 2000 kcal mỗi ngày. Nó không chỉ là cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp tích trữ năng lượng để thai phụ có sức vượt cạn. Mẹ bầu cần ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm thuộc nhóm protein - dưỡng chất giúp hỗ trợ tiết sữa từ tuyến sữa của người mẹ. Protein có nhiều trong sữa bò, cá, thịt, sữa đậu nành, hạt dướng dương, hạt bí, hạnh nhân...
Khám thai khi nào?
- Thời điểm tuần 11 đến 13 của thai kỳ: Đo độ mờ da gáy, tầm soát các bệnh như down, dị tật ở tim, tay chân, thoát vị cơ hoành,… Chỉ số này càng thấp thì thì thai nhi càng có ít nguy cơ bị bệnh bẩm sinh.
- Khám thai tuần tuần 21 đến 24: Để chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chẳng như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật các cơ quan nội tạng,…
- Thời điểm tuần 30 đến 32 của thai kỳ: Nhằm phát hiện các bất thường xảy ra muộn như: dị tật tim, động mạch, các bất thường ở não. Đồng thời cũng biết được thai có chậm phát triển hay không.
- Khám thai tuần 35 đến 36 của thai kỳ để xác định thai ổn trước khi sinh. Đồng thời dự đoán thời điểm sinh em bé.
Nên vận động ra sao?
- Lưu ý: trong 3 tháng đầu bào thai chưa ổn định, bà bầu không nên vận động mạnh hay làm việc quá sức. Tập thiền, hít thở sẽ giúp phụ nữ mang thai thư giãn tinh thần đồng thời cũng giúp tăng cường oxy cho bào thai. Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng.
- Trong ba tháng giữa thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng đau lưng. Vì thế, nên tích cực vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga kết hợp với các phương pháp massage cho bà bầu. Bơi lội cũng là môn thể thao được khuyến khích. Lúc này mẹ bầu có thể tranh thủ đi du lịch, vui chơi, giải trí với các hoạt động phù hợp để tiếp thêm năng lượng cho thời gian tới. Trường hợp có những vấn đề sau, mẹ bầu nên tránh đi du lịch xa, đặc biệt là mang thai lần đầu: từng bị sảy thai, mang đa thai, huyết áp cao, tử cung bất thường, tiểu đường thai kỳ, cổ tử cung bất thường, bong huyết trong thai kỳ, đã từng bị tiền sản giật hoặc thai ngoài tử cung.
- Càng gần đến ngày “vượt cạn”, thai phụ càng nên đều đặn thực hiện các bài tập cường độ nhẹ và nhịp độ chậm rãi để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, nên đăng ký các lớp học tiền sản để học cách thở khi chuyển dạ, chuẩn bị tâm lý cho quá trình chuyển dạ được diễn ra suôn sẻ.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi
- Các trường hợp bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai và thay đổi lối sống, cố gắng nghỉ ngơi để an thai, tránh để thai nhi bị tác động mạnh gây động thai, sẩy thai hoặc những biến chứng ngoài ý muốn.
- Những bà mẹ làm việc đến tháng thứ tám thường đẻ con nhẹ cân. Mang thai đã tạo ra rất nhiều căng thẳng cho cơ thể, do đó bạn đừng ép cơ thể chịu đựng thêm những căng thẳng do công việc.
- Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ bị rạn da ở vùng bụng. Để giúp cho làn da của mình được tốt nhất, ngay từ tháng thứ 4, bạn nên dùng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm da chiết xuất từ thiên nhiên. Mục đích là để hạn chế tình trang rạn nứt, thâm đen trong quá trình mang thai.
- Không làm việc quá căng thẳng, tâm lý thoải mái giúp mẹ bầu mạnh mẽ để đương đầu với những khó khăn, thách thức trong suốt quá trình mang thai.
-
Người mẹ cần duy trì chế độ nghỉ ngơi khoa học nhất. Nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và ngủ trưa trong khoảng thời gian 30 phút. Hạn chế thức khuya, dậy sớm.
Chuẩn bị cho bé
- Hãy lên danh sách vật dụng cần cho con rồi sắm dần mẹ nhé. Đừng để đến phút chót rồi mới đi mua. Một số vật dụng mà bé cần như quần áo, chiếu, chăn và các vật dụng để bé bú,...
- Có thể tham khảo những người đi trước để mua được những thứ cần thiết và tránh lãng phí vì nhiều đồ không dùng tới.
- Tìm hiểu về cách nuôi dạy con bằng cách hỏi bác sỹ, bạn bè, người thân hoặc đọc một số sách cho bà bầu để trang bị kiến thức từ sớm.
Những điều bạn cần tránh khi mang thai
1. Những thực phẩm cần tránh
- Mang thai 3 tháng đầu cần kiêng: dứa, đu đủ xanh, rau ngót,... sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến đau nhức, khó chịu, và có khả năng sảy thai.
-
Người mẹ có thể bổ sung các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa, nhưng lưu ý, hãy lựa chọn các loại đã tiệt trùng. Không nên sử dụng các sản phẩm sữa tươi vì rất dễ bị nhiễm khuẩn.
-
Cần phải ăn chín uống sôi, tránh ăn các loại thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín để bảo vệ cơ thể và sức khỏe của thai nhi tốt nhất.
- Không ăn các loại thực phẩm đóng hộp.
-
Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
-
Nói không với những thức ăn chứa hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá mập.
2. Tránh tiếp xúc với các sản phẩm chứa hóa chất độc hại
- Sơn có chứa độc tính
- Các sản phẩm tẩy rửa trong gia đình,...
- Caffeine là chất kích thích và lợi tiểu. Uống vài tách cà phê thông thường mỗi ngày sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim thậm chí ảnh hưởng tới em bé.
- Lưu ý rằng caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn có trong sô-cô-la, soda,... và thậm chí một số loại thuốc không kê đơn.
- Tuy nhiên, mẹ bầu không cần từ bỏ hoàn toàn caffeine, có thể cân nhắc hạn chế và chỉ sử dụng từ 150 - 300mg mỗi ngày.
4. Hạn chế dùng các loại thuốc
5. Không đi giày cao gót
Một trong những điều cần tránh khi mang thai đó là đi giày cao gót. Bởi khi mang thai cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên bụng khiến trọng tâm của bạn thay đổi. Khi này chân bạn sẽ xuất hiện một số vấn đề như chuột rút, phù nề… Vậy nên, hãy chọn những đôi giày bệt, dép để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
6. Không đến các phòng tắm hơi hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng
7. Tránh hít phải khói thuốc lá
Đăng nhận xét